Cấu tạo gầm xe tải có lẽ là một vấn đề khó mà không phải tài xế nào cũng hiểu rõ và chính xác nhất. Bởi khi tìm hiểu, người ta vẫn thường nhầm tưởng với các loại gầm xe ô tô con. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ ràng từ thiết kế và kết cấu của 2 loại xe này
Bởi vậy, để tránh việc nhầm lẫn tai hại đó. Bất cứ các tài xế nào, đặc biệt là tài xế lái xe tải. Hãy nắm rõ những thông tin chi tiết sau đây về cấu tạo gầm xe tải một cách cụ thể và rõ ràng nhất
Mục Lục
Khung gầm xe tải là gì
Khung gầm xe tải là bộ phận cơ bản và quan trọng nhất. Giúp cấu tạo và tạo hình cho một chiếc xe tải hoàn chỉnh. Và ta có thể hiểu một cách đơn giản thì gầm xe tải chính là toàn bộ phần nâng đỡ cơ thể của xe. Do đó, khung gầm xe tải còn thường được gọi là khung đỡ hay khung lực
Nó giúp cho mọi thiết bị, máy móc trong hệ thống xe có thể gắn vào, liên kết với nhau và hoạt động một cách đồng bộ, linh hoạt. Khung gầm xe được ví như bộ xương trên cơ thể người vậy. Giúp nó mang và chống đỡ mọi sức nặng của các bộ phận trên cơ thể.
Có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ cho toàn bộ hệ thống xe tải. Nên chắc chắn rằng, cấu tạo gầm xe tải sẽ phải được thiết kế một cách hoàn hảo và vững chắc nhất. Không chỉ nhằm giúp chống đỡ mọi kết cấu của xe. Mà còn phải có khả năng chịu những tải trọng dồn xuống khi xếp chồng hàng hóa lên
Chính vì vậy mà mỗi loại xe tải có tải trọng khác nhau, đều sẽ được thiết kế khung gầm xe tương ứng. Bởi vậy mà các tài xế cần đặc biệt tuân thủ mọi quy định về đóng thùng xe tải. Để có thể đảm bảo an toàn tối đa cho quá trình lưu thông và vận chuyển
Gầm xe tải làm từ vật liệu gì?
Là một bộ xương trên cơ thể, có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hệ thống của xe. Nên phần cấu tạo gầm xe tải của Isuzu luôn được nhà sản xuất chú trọng. Nhằm đảm bảo tốt nhất cho chất lượng về độ cứng, khả năng chịu lực cũng như những bộ phận bao quanh khác.
Chính vì vậy mà phần khung gầm đỡ xe tải Isuzu được sản xuất riêng biệt. Được thiết kế là một loại thép chuyên dụng, có khả năng chịu lực cao. Thường là dạng sắt T hoặc sắt chữ I( chữ i hoa). Khi hàn lại thành khung đỡ theo đúng thiết kế. Chúng sẽ được đem đi mài phẳng các điểm hàn và bề mặt sạch. Rồi được rửa qua bể ăn mòn. Sau đó đem vào hấp và sơn tĩnh điện.
Tuy nói thì rất đơn giản. Nhưng quá trình thực hiện của nó vô cùng phức tạp. Chu trình của nó diễn ra như sau:
Chọn mẫu sắt đặc cho từng đoạn nối khung -> Đo cắt -> Tạo hình -> Đo điểm nối hàn -> Hàn nguội -> Làm sạch bề mặt -> Làm khô -> Công đoạn sơn -> Hấp.
Trong cấu tạo xe tải thì khung lực thường là 2 thanh sắt đặc dạng khỏe đi song song và gần bằng chiều dài của xe. Được nối với nhau bằng những thanh sắt đặc hoặc ống chịu lực nhỏ hơn.
Cấu tạo gầm xe tải
Để hiểu rõ về cơ chế chịu lực và có khả năng vận hành của xe tải thống nhất như thế nào? Thì cấu tạo gầm xe tải ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp cho các tài xế hiểu được một cách chi tiết nhất
Về cơ bản, cấu tạo gầm xe tải thông thường sẽ bao gồm 3 bộ phận chính:
1/ Trục các đăng
Trục các-đăng là bộ phận thuộc hệ thống truyền lực trên xe tải. Chúng có chức năng là truyền mô-men, lực giữa các cụm đặt cách xa nhau (giữa hộp số hoặc hộp số phụ đến cầu xe, ôtô có động cơ đặt phía trước dẫn động cầu sau). Hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực mà trong quá trình hoạt động luôn có vị trí, khoảng cách thay đổi.
Do đó mà phần trục các đăng trong cấu tạo gầm xe tải có vai trò quan trọng. Hỗ trợ truyền lực giúp cho hệ thống xe hoạt động được
2/ Bộ vi sai
Bộ vi sai sẽ giúp các bánh xe quay với tốc độ khác nhau. Nhằm tạo sự cân bằng và ổn định cho xe, đặc biệt khi vào cua. Khi ô tô chạy trên đường thẳng, các bánh xe tải sẽ có tốc độ như nhau. Do đó bộ không có ảnh hưởng gì đến độ cân bằng, ổn định của xe. Nhưng khi vào cua, bánh xe phía trong có quãng đường ngắn hơn bánh xe phía ngoài. Do đó để xe có thể vào cua, vận tốc của bánh xe phía ngoài lớn hơn.
3/ Hệ thống bánh xe
Xe tải là những dòng xe sử dụng với vai trò vận chuyển và chuyên chở hàng hóa. Do đó mà cấu tạo gầm xe sẽ đòi hỏi độ chắc chắn để đảm bảo cho những lần vận chuyển với tải trọng lớn. Chính vì vậy mà hệ thống bánh xe chính là yếu tố an toàn giúp cho quá trình vận chuyển của bạn được êm ái và dễ chịu hơn
Mỗi bánh xe sẽ đều được cấu tạo bao gồm:
+ Lốp bao bên ngoài (bên trong có thể có săm – ruột). Sẽ tùy theo từng loại xe mà lốp xe tải được sử dụng cũng sẽ khác nhau. Nhằm đảm bảo áp suất phù hợp cho quá trình vận hành và lưu thông
+ Vành – niềng
+ Hệ thống phanh
+ Trục bánh xe
Bảo dưỡng gầm xe tải như thế nào là đúng cách?
Việc bảo dưỡng gầm xe tải là một trong những giải pháp phù hợp cho việc bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho chiếc xe tải của bạn. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng thế nào là đúng cách và phù hợp. Thì đây lại là điều khiến nhiều tài xế băn khoăn
Sau đây sẽ là một số những cách bảo dưỡng và vệ sinh gầm xe tải. Các tài xế cần lưu ý thực hiện những điều này thường xuyên và định kỳ. Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả và an toàn
+ Vệ sinh gầm xe bằng nước sạch
+ Loại bỏ những cặn bẩn, han gỉ xảy ra với thép khung gầm
+ Sơn phủ gầm cũng là giải pháp khá hiệu quả để đảm bảo an toàn cho hệ thống gầm xe ô tô
+ Đưa xe tới gara bảo dưỡng theo đúng định kỳ
Như vậy, trên đây là một số những thông tin chi tiết về cấu tạo gầm xe tải. Hy vọng với những thông tin này đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống khung gầm xe. Và đặc biệt là biết cách bảo dưỡng, vệ sinh đúng cách. Giúp đảm bảo an toàn cho xe hoạt động hiệu quả nhất trong quá trình vận chuyển