Đối với tất cả các dòng xe tải nói chung và xe tải Isuzu nói riêng. Thì mọi mẫu xe tải ben đều sẽ được trang bị hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ là tài xế mới mà có cả những tài xế kinh nghiệm. Cũng vẫn chưa thật sự hiểu rõ được cách nâng hạ thùng xe tải sao cho an toàn và đúng kỹ thuật

Chính vì vậy, ngay sau đây sẽ là những tìm hiểu chi tiết nhất về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ thùng xe ben của Isuzu. Chắc chắn sẽ giúp ích cho các tài xế trong quá trình sử dụng và vận chuyển hàng hóa

Tìm hiểu về hệ thống nâng hạ thùng xe

Cách nâng hạ thùng xe tải và chi tiết về hệ thống nâng hạ thùng xe

Để có thể nắm rõ và vận dụng được phù hợp nhất về cách nâng hạ thùng xe tải khi chở hàng. Thì việc đầu tiên mà bất cứ tài xế nào cũng nên biết chính là hiểu được cơ bản về đặc điểm và nguyên lý của hệ thống nâng hạ thùng xe tải.

Trên thị trường hiện nay, tải trọng và kích thước thùng xe ben được sản xuất với khá nhiều những thông số đa dạng khác nhau. Nhưng về cơ bản, chúng đều sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung như sau

1/ Cấu tạo hệ thống nâng hạ thùng xe ben

Hiện nay, hệ thống nâng hạ thùng ben xe tải đều sẽ có cấu tạo cơ bản bao gồm những bộ phận: Xi lanh, piston thủy lực, bơm dầu kiểu bánh răng, van điều khiển, hộp tách công suất, thùng dầu và các đường ống dẫn.

+ Xi lanh thủy lực nâng hạ thùng xe tải gồm có ống thép hai đầu. Được thiết kế hai nắp và bắt với nhau bằng các vít cấy. Hai nắp được ép khít với nhau trong xilanh bằng các vòng đệm cao su.

Trong xi lanh sẽ được đặt một piston bằng hợp kim nhôm. Trong rãnh piston có các vòng đệm cao su và đệm da. Piston được thiết kế bắt chặt trên cần đẩy thép bằng một đai ốc hãm và vòng khít. Cần đẩy chui qua nắp, ở đầu cần đẩy được bắt một đầu nối để nối với khớp ở phía dưới ben xe thông qua chốt.

+ Hộp tách công suất là loại một cấp số. Được lắp bên hông hộp số chính. Dùng để truyền động cho bơm dầu chuyển động ép dầu vào trong cơ cấu nâng thủy lực. Và bơm dầu lắp ở vỏ hộp tách công suất. Đẩy tay số hộp để tách công suất ở buồng lái. Bánh răng trung gian của hộp tách công suất sẽ ăn khớp với bánh răng lớn của khối bánh răng số lùi trong hộp số của xe tải.

+ Van điều khiển được dẫn động bằng tay số trong hộp tách công suất. Van có dạng trục trượt. Dùng để đóng mở các đường ống dẫn dầu khi nâng hạ hay giữ thùng xe ở vị trí này. Trong cụm van điều khiển sẽ có một van an toàn và van một chiều kiểu van bi.

2/ Nguyên lý làm việc của hệ thống nâng hạ thùng xe

Trong hoạt động của hệ thống nâng hạ thùng xe tải thì bộ phận tác động trực tiếp để điều khiển thùng ben chính là xi lanh thủy lực. Và bộ phận này có thể hoạt động được hiệu quả nhất sẽ tùy thuộc vào tác động của những bộ phận khác bên trong.

Do đó, để cho hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe có thể hoạt động. Thì nguyên lý vận hành xi lanh thủy lực dưới tác động của những bộ phận đẩy như sau:

+ Khi nâng ben, dầu được bơm từ van điều khiển vào khoang dưới của piston. Đẩy piston đi lên để có thể nâng ben đổ hàng.

+ Khi dừng ben, cần phải ngắt truyền động đến bơm, áp suất dầu do bơm cung cấp giảm. Lúc này, lập tức van bi một chiều ở cụm van điều khiển sẽ đóng lại. Giữ  cho áp suất không đổi trong hệ thống làm ben dừng lại.

+ Khi hạ ben, van điều khiển sẽ mở đường ống dầu thoát. Để dầu trong xi lanh thoát qua van điều khiển, đi theo rãnh và đường dầu hồi trở về thùng chứa. Dầu được ép ra khỏi xi lanh do tự trọng của ben, van điều khiển có tiết diện rãnh thoát nhỏ. Nên ben sẽ được hạ xuống từ từ.

Cách nâng hạ thùng xe tải

Ngay sau đây sẽ là hướng dẫn các nâng hạ thùng xe tải chính xác và an toàn nhất cho mọi loại xe tải ben

+ Để nâng hạ thùng xe của xe tải ben, tài xế cần phải mở khoá thành sau của thùng. Đạp lên bàn đạp ly hợp và kéo tay gài số về nấc cuối cùng phía sau. Để gài hộp tách công suất dẫn động cho bơm dầu hoạt động

Sau đó, làm tăng dần số vòng quay của động cơ đến giá trị quy định. Rồi nhả từ từ bàn đạp ly hợp ra. Khi đó, bơm dầu sẽ hút dầu từ thùng chứa và đẩy dầu có áp suất cao qua van bi một chiều và van điều khiển.

Lúc này trục trượt van điều khiển sẽ đóng kín với rãnh dầu hồi. Nên dầu cao áp sẽ từ van điều khiển đi theo đường ống dẫn đến khoảng trống phía dưới. Để đẩy piston đi lên và nâng thùng xe nghiêng đi một góc nào đó để đổ hàng

+ Khi muốn ngừng nâng và định vị thùng xe ở vị trí nâng cần thiết. Thì tài xế đạp bàn đạp ly hợp và đưa tay số về vị trí dừng (vị trí trung gian).

Lúc này bơm dầu sẽ bị ngắt truyền động. Trục trượt van điều khiển vẫn đóng kín rãnh dầu hồi và van bi một chiều được đóng lại. Dầu trong xi lanh vẫn được giữ nguyên. Nên thùng xe khi đó sẽ dừng ở vị trí đã nâng

+ Khi muốn hạ thùng xe, ta đưa tay số về tận cùng phía trước. Lúc này trục trượt van điều khiển được mở rãnh hồi dầu e. Do tác động trọng lượng của thùng xe, piston sẽ bị đẩy xuống dưới và ép dầu trong khoang dưới piston đi theo đường ống về van điều khiển và qua đường hồi dầu để trở về thùng chứa.

Đồng thời, do tiết diện lưu thông của van điều khiển nhỏ. Nên tạo ra sức cản làm thùng xe được hạ xuống một cách từ từ

Các lỗi thường gặp với hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe

Tương tự như những bộ phận khác của xe tải. Thì hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe ben Isuzu sau quá trình sử dụng. Hoàn toàn có thể sẽ gặp phải những sự cố hư hỏng. Do đó, các tài xế nên nắm rõ những dấu hiệu về một số lỗi hư hỏng cơ bản nhất. Để từ đó có được giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời

1/ Những sự cố hư hỏng cơ bản

Một số những hư hỏng mà hệ thống thủy lực nâng hạ xe tải thường sẽ gặp phải:

+ Bề mặt làm việc của xi lanh thủy lực và piston bị mòn, cào xước do ma sát và làm việc lâu ngày. Điều này làm cho trong dầu sẽ có lẫn những tạp chất cơ học khác. Làm lọt dầu và lực nâng ben sẽ bị giảm.

+ Piston bị mòn, các vòng làm kín bị mòn hoặc rách nát. Lỗ tiếp xúc với cần piston bị mòn và biến dạng do ma sát. Sẽ không thể đảm bảo cho sự lắp ghép chặt giữa piston và cần piston.

+ Nắp xi lanh dưới bị vỡ, nứt do phải chịu áp suất lớn hoặc va đập.

+ Cần piston bị cong do chịu tải quá lớn hoặc bị một tác động đột ngột.

+ Gioăng phớt đệm cao su làm kín bị mòn, rách, hoặc biến cứng. Điều này có thể sẽ làm lượng dầu bị chảy và thất thoát

2/ Cách sửa chữa, khắc phục

Việc biết cách xử lý và khắc phục lỗi hư hỏng kịp thời chắc chắn sẽ giúp hệ thống hoạt động được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, giúp tài xế tiết kiệm được đáng kể chi phí bảo dưỡng xe tải

Do đó, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào từ sự cố hư hỏng hệ thống nâng hạ thùng xe ben như trên. Thì ngay sau đây sẽ là cách xử lý kịp thời mà các tài xế nên biết:

+ Xi lanh:  Doa hết côn, ôvan và vết xước dọc. Sau đó mạ crôm.

+ Piston: Nếu piston bị mòn và xước. Thì nên thay piston mới với kích thước phù hợp với kích thước của xi lanh đã sửa chữa.

+ Các phớt đệm làm kín khi đã bị hỏng thì thay mới có lẽ là giải pháp phù hợp

+ Nếu như cần piston bị cong thì hãy nắn lại

+ Ngoài ra, các chốt để lắp với ben và đầu ngang của xe bị mòn hỏng do làm việc lâu ngày. Thì bạn phải thay chốt mới có kích thước sao cho phù hợp với lỗ lắp chốt.

Như vậy, trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về cách nâng hạ thùng xe tải cho những tài xế nào chưa biết. Đặc biệt là một số thông tin liên quan về hệ thống nâng hạ thùng xe ben chính xác và cụ thể nhất. Hy vọng đã có thể giúp ích cho các tài xế trong việc sử dụng và vận hành thùng nâng xe tải một cách hiệu quả, an toàn

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *