Chuyển làn ô tô là một trong những điều cần thiết khi tham gia giao thộng. Những hướng dẫn về chuyển làn đường an toàn sẽ giúp bạn tự tin cầm lái. Nhất là khi đi đường trường, đường cao tốc, đảm bảo an toàn cho chuyến đi…
Mục Lục
Quy tắc chuyển làn đường
Theo Luật giao thông đường bộ có quy định về việc sử dụng làn đường xe. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân chia làn đường. Xe thô sơ đi trên làn đường bên phải trong cùng. Tiếp đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Trong trường hợp chuyển làn đường cần nắm rõ có các quy tắc.
Quan sát kỹ khi chuyển làn ô tô
Trước khi quyết định nhập hoặc chuyển làn. Người lái xe cần quan sát thật kỹ làn đường cả phía trước và phía sau qua các gương chiếu hậu. Nếu như đảm bảo an toàn tuyệt đối thì mới thực hiện nhập hoặc chuyển làn ô tô.
Nếu xe bạn đang đỗ, ngoài quan sát gương chiếu hậu. Bạn có thể hạ cánh kính cửa sổ bên lái để quan sát toàn diện bối cảnh không gian phía trước kính lái, phía sau xe để nhận diện sớm các chướng ngại vât và tình huống giao thông. Viêc này là rất cần thiết để quan sát được những chướng ngại vật và phương tiện rơi vào điểm mù xe ô tô.
Khi bạn đang lưu thông trên đường, trước khi quyết định nhập làn hoặc chuyển làn. Bạn cần quan sát cả kính chiếu hậu bên ngoài và bên trong để bao quát toàn diện tình huống tránh va chạm giao thông không đáng có.
Chỉ được chuyển làn ở nơi cho phép
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái ô tô phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép.
Chuyển làn phải có tín hiệu báo trước
Khi chuyển làn đường ô tô, người lái phải bật tín hiệu báo trước và phải bảo đảm tính an toàn. Việc bật tín hiệu báo trước sẽ giúp thông báo cho các xe phía sau biết để có phương án xử lý phù hợp. Nếu như sắp đến gần họ chủ động giảm tốc độ để nhường cho phương tiện đang chuyển làn đường.
Trước khi nhập hoặc chuyển làn ô tô, bắt buộc người điều khiển xe phải bật đèn xi-nhan theo hướng mình muốn chuyển. Thông thường, bạn nên bật trước khoảng 3 – 5 giây rồi mới bắt đầu đánh lái chuyển hướng để các xe phía sau nhận biết.
Nhiều tình huống tai nạn giao thông xảy ra có lỗi từ việc người điều khiển xe bật xi nhan xong và chuyển làn ngay lập tức khiến các xe đi sau bị bất ngờ.
Tốc độ phù hợp
Nếu như bạn đang dừng đỗ xe và bắt đầu di chuyển nhập làn đường, hãy điều khiển xe thật chậm. Điều này giúp cho các xe ở phía sau có thể nhận biết và phòng tránh hoặc kịp giảm tốc độ khi cần thiết.
Nếu như chuyển làn ô tô trên cao tốc từ làn tốc độ thấp sang làn tốc độ cao. Trước tiên, bạn nên tăng tốc dần dần cho ngang bằng với các phương tiện khác ở làn muốn chuyển. Khi đạt khoảng cách an toàn với xe phía sau thì mới thực hiện chuyển làn ô tô. Thao tác chuyển làn xe phải dứt khoát. Nếu chuyển làn với tốc độ quá chậm, xe của bạn có thể cản trở các xe khác ở phía sau, rất nguy hiểm.
Sau khi nhập vào làn đường mới, cũng không nên đột ngột giảm hoặc tăng tốc độ sẽ khiến những xe xung quanh khó khăn trong việc phán đoán và nhường tránh. Do đó, bạn nên duy trì một tốc độ đều đặn, hợp lý khi chuyển làn.
Góc chuyển càng nhỏ càng tốt
Khi nhập làn xe khác, nếu như có thể bạn nên lấy lái một góc càng nhỏ càng tốt. Tuyệt đối tránh việc nhập hoặc chuyển làn ô tô đột ngột với một góc đánh lái rộng. Sẽ rất nguy hiểm cho các phương tiện phía sau.
Nếu như đánh lái với góc quá lớn, góc quan sát của gương chiếu hậu sẽ thay đổi theo góc đánh lái. Khiến cho tầm nhìn của bạn bị thay đổi và có thể không bao quát được tình huống giao thông trên thực tế xung quanh.
Mức xử phạt lỗi chuyển làn không đúng cách
Theo như Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt quy định:
Lỗi chuyển làn đường không đúng
+ Lỗi chuyển làn đường ô tô không đúng nơi cho phép: Mức xử phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
+ Lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép trên cao tốc: Mức xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Xử phạt bổ sung có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước
Lỗi chuyển làn ô tô không có tín hiệu báo trước: Mức xử phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên cao tốc: Mức xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Lưu ý chuyển làn an toàn
Để đảm bảo an toàn, khi thực hiện cho ô tô chuyển làn đường, người lái xe nên lưu ý các kinh nghiệm sau:
Tránh thực hiện chuyển làn đột ngột
Không chuyển làn ô tô đột ngột, đặc biệt không vừa bật đèn xi nhan mà chuyển làn ngay. Nhất là chuyển sang làn đường xe tải điều này có thể rất nguy hiểm. Những phương tiện phía sau cần có thời gian để nhận biết xe bạn đang muốn chuyển. Nếu như chuyển làn đột ngột xe phía sau có thể sẽ không xử lý kịp dẫn đến va chạm.
Chuyển làn một cách dứt khoát
Sau khi đã ra tín hiệu xin chuyển làn đường và bắt đầu chuyển làn ô tô thì cần chuyển làn dứt khoát. Tuyệt đối không ngập ngừng, do dự, không duy trì chạy xe nửa làn này nửa làn kia. Điều này sẽ gây ra cản trở các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường, rất nguy hiểm. Trong trường hợp thấy làn đường định chuyển có nhiều phương tiện xe. Và không đủ khoảng trống để nhập làn thì tốt nhất bạn nên duy trì tốc độ an toàn ở làn hiện tại và đợi khi đủ điều kiện an toàn mới chuyển làn.
Không chuyển nhiều làn cùng lúc
Với đường có nhiều làn đường không nên chuyển cùng lúc liên tục nhiều làn đường. Bởi vì người lái sẽ rất khó quan sát, khó kiểm soát tình hình. Chỉ nên chuyển tuần tự từng làn một để đảm bảo an toàn.
Chỉ chuyển làn khi cần thiết
Người lái xe chỉ nên chuyển làn ô tô trong các trường hợp cần thiết như muốn vượt xe, muốn tăng tốc hay giảm tốc vào làn tốc độ thấp hơn. Muốn chuyển hướng hoặc tấp vào lề… Nếu không thì nên duy trì tốc độ ổn định trên một làn đường. Điều này vừa giúp đảm bảo an toàn lại vừa không gây cản trở các phương tiện khác.