Xe nâng người làm việc trên cao đang là sản phẩm được chú trọng đầu tư nhiều do nhu cầu cấp thiết của việc quản lý đô thị. Mục đích sửa dụng của nó là đưa người làm việc lên trên cao phục vụ cho các công việc trên cao như sửa chữa điện, thay bóng đèn, cắt tỉa cây xanh hay lắp biển quảng cáo. Cho nên việc nắm được cách vận hành xe nâng người làm việc trên cao và đảm bảo các biện pháp an toàn là điều cần thiết.

Hướng dẫn vận hành xe nâng người làm việc trên cao

Hướng dẫn vận hành xe nâng người làm việc trên cao ISUZU an toàn

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xe nâng người khác nhau nhưng cách điều khiển, vận hành xe nâng người làm việc trên cao cũng khá giống nhau. Chỉ chủ yếu khác nhau do các chức năng vận hành cẩu nâng tùy theo mục đích sử dụng. Nhưng nếu muốn vận hành xe nâng người làm việc trên cao đúng thao tác đảm bảo an toàn thì người điều khiển phải được đào tạo chi tiết, thành thạo.

Việc vận hành xe nâng người trên cao ISUZU được chia làm 2 phần.

Một là vận hành các thiết bị liên quan đến phần xe sát-xi điều khiển xe. Phần này bao gồm cả vô lăng, phần khởi động động cơ, chân ga, chân côn, chân phanh, hệ thống đèn, điều hòa không khí và âm thanh của xe.

Phần còn lại là điều khiển chuyển động của cần nâng người phía sau. Các chức năng vận hành cụ thể là bửng nâng hạ và các thiết bị chuyên dụng khác.

+ Công tắc, cần gạt điều khiển cẩu

+ Công tắc điều khiển chân gia cố

+ Công tắc đèn cảnh báo, báo hiệu

Tài xế ngồi bên trong cabin có thể thực hiện tất cả các chức năng vận hành xe tải gắn cẩu đồng thời.

Bảo dưỡng xe đảm bảo vận hành

Để vận hành xe nâng người làm việc trên cao đảm bảo an toàn nên việc bảo dưỡng xe cũng cần thực hiện thường xuyên.

Bảo dưỡng xe hằng ngày

Vì dòng xe nâng người làm việc trên cao hoạt động cần phải đảm bảo an toàn cao nên đơn vị cần kiểm tra bảo dưỡng xe đều đặn.

+ Kiểm tra toàn bộ phía bên ngoài xe xem các bộ phận, thiết bị cẩu nâng hạ, phần cẩu tự hành có phần nào bị mất hoặc lỏng lẻo.

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn, chất làm mát động cơ của xe đảm bảo xe hoạt động tốt.

+ Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống cảnh báo để đảm rằng các đèn báo hiệu hoạt động tốt.

+ Kiểm tra hệ thống chân chống đảm bảo chắc chắn.

+ Làm sạch, vệ sinh toàn bộ xe tải.

Bảo dưỡng xe tải nâng hạ định kỳ

Để vận hành xe tải nâng người làm việc ISUZU đạt hiệu quả cao, đơn vị cần bảo dưỡng xe định kỳ với các hạng mục.

+ Khi tiến hành kiểm tra mức dầu động cơ thì nên mở chân chống xe cố định để trên bề mặt bằng phẳng. Nếu như động cơ vẫn hoạt động, đợi 1 vài phút để cho dầu hồi về bình rồi mới kiểm tra.

+ Lau sạch thước thăm dầu để kiểm tra xem lượng dầu có giữ ở mức tối thiểu và tối đa không. Nếu như lượng dầu gần với mức tối thiểu, bạn mở nắp dầu ở phía trên ra và đổ thêm dầu vào. Không được đổ quá mức tối đa cho phép.

+ Kiểm tra chất lỏng làm mát động cơ xe. Vì khi vận hành xe nâng người làm việc trên cao là khá nóng do đó không nên mở nắp két nước để tránh bị bỏng. Không được đổ chất làm mát vào khi động cơ vẫn nóng vì nó có thể làm hỏng động cơ. Kiểm tra lại mức nước trong két và tiến hành đổ chất làm mát vào nếu thấy cần thiết. Hãng xe Isuzu khuyến cáo chất lỏng làm mát được lâu dài về cơ bản là glycol với các phụ gia để chống lại sự ăn mòn, gỉ sét và ngăn được cặn bẩn.

+ Lượng dầu thủy lực dùng để vận hành xe gắn cẩu nâng người làm việc ISUZU bạn dùng thước đo lượng dầu để kiểm tra. Đổ đầy dầu thủy lực vào két nếu như mức dầu quá thấp.

+ Lọc gió nâng thùng xe nằm ngay sau cabin lái. Mở nắp sau đó rút lọc ra. Vệ sinh sạch sẽ lọc gió. Chú ý không được vận hành xe tải gắn cẩu động cơ khi không có lọc gió. Thận trọng khi tháo lọc phải cẩn thận tránh bị hỏng.

+ Cao su áp lực không giống như dầu bơm thủy lực, bạn chỉ cần thay mới khi hỏng hóc hoặc bạn có thể thay mỗi năm 1 lần.

+ Sử dụng vòi nước áp lực cao để vệ sinh cho xe. Làm sạch bên ngoài thùng, nắp thùng. Làm sạch động cơ, phần tản nhiệt, tản nhiệt dầu thủy lực, làm mát dầu thủy lực, điều hòa không khí. Chú ý là khi làm sạch những phần trên, bạn chỉ sử dụng nước phun trực tiếp vào nhằm tránh làm hỏng cho hệ thống.

Những nguyên tắc cần tuân thủ để vận hành xe nâng người an toàn

Kiểm tra xem có bất cứ cành cây, vải vóc, đá,…có mắc trên xe hay không? Nếu như có thì cần loại bỏ ngay tránh việc vận hành xe nâng người làm việc trên cao không an toàn.

Kiểm tra lốp xe trước khi vận hành. Nếu lốp xe đã bị rách hoặc hư hỏng quá nhiều thì bạn cần phải thay thế trước khi sử dụng xe làm việc.

Kiểm tra sàn xe: Dọn sạch sẽ sàn xe, sàn nâng người làm việc nếu có nước cần phải làm khô nước để tránh gây trơn trượt khi di chuyển trên sàn.

Kiểm tra hệ thống cảnh báo độ nghiêng của xe

Kiểm tra hệ thống cảnh báo quá tải trọng.

Kiểm tra hệ thống đèn, còi cảnh báo, chân chống chống lật của xe.

Đảm bảo bộ phận điều khiển của tất các hệ thống trên cần phải đảm bảo hoạt động bình thường. Bởi đây chính là hệ thống giúp cho người làm việc trên xe luôn an toàn. Nếu như có xảy ra sự cố thì khắc phục luôn tránh gây sao nhãng khi làm việc

Khi lên xe làm việc khách hàng cần sử dụng cầu thang lên xe cấm trèo thành xe hoặc trèo qua cần xe hoặc thanh của xe.

Khi nâng người làm việc cần tránh xa các đường dây điện để tránh gây chập hoặc đứt dây điện gây nguy hiểm với người đứng trên sàn làm việc

Tránh các vật cản như thanh gỗ, cành cây hay gầm cầu để không bị va đập vào người và gây nguy hiểm

Người sử dụng vận hành xe nâng người làm việc trên cao cần quan sát kỹ càng trước khi di chuyển xe đến vị trí làm việc khác nhau

Người vận hành cần trang bị đầy đủ trang phục đồ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn và vận hành xe hiệu quả.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *