Hạ tải xe được xem là một hình thức để xác nhận trọng lượng xe tải của mình ở dưới mức thấp hơn quy định. Đây là một khái niệm mà những tài xế vận tải cũng như đơn vị kinh doanh vận tải đều đã từng nghe qua. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn chưa thực sự nắm rõ được chi tiết về quy trình thực hiện việc hạ tải. Vậy xe hạ tải là như thế nào? Thủ tục để hạ tải xe tải ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Xe hạ tải là như thế nào?
Xe hạ tải là như thế nào? Xe hạ tải hay hạ tải xe, thực chất nó chính là việc cải tạo xe cơ giới. Đây là một trong những hình thức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tại Điều 3 Khoản 4 Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT.
Điều này nghĩa là các cá nhân, đơn vị muốn khai báo mức tải trọng của xe thấp hơn so với quy định.
Để hiểu rõ hơn về tải trọng xe tải, bạn có thể tham khảo ví dụ sau: tổng trọng lượng của xe tải là 2,5 tấn, và tải trọng cho phép là 1 tấn. Nhưng vì lý do gì đó mà chủ xe muốn giảm tải xuống tổng trọng lượng là 2,3 tấn và tải trọng 800 kg. Đây chính là quá trình hạ tải của xe.
Thủ tục hạ tải xe cơ giới
Sau khi đã biết xe hạ tải là như thế nào, tiếp đến cần nắm rõ được thủ tục hạ tải xe cơ giới. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT, trình tự hạ tải của xe bao gồm:
+ Lập hồ sơ thiết kế cải tạo xe
+ Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định
+ Tiến hành cải tạo
+ Nghiệm thu và kiểm định phương tiện
1/ Lập hồ sơ thiết kế sửa đổi xe
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT, hồ sơ thiết kế xe cơ giới sửa đổi bao gồm:
+ Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính). Theo quy định tại Mục A của Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này;
+ Các bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định. Tại Phần B của Phụ lục 1 ban hành cùng thời điểm với Thông tư này.
Trước tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh thiết kế xe tải, bao gồm:
– Bản mô tả thiết kế kỹ thuật của xe (bản chính) quy định. Tại Phụ lục I Phần A ban hành kèm theo Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT.
– Các bản vẽ kỹ thuật (bản chính) quy định. Tại Phần B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014 / TT-BGTVT.
2/ Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo xe
Theo quy định tại Điều 7, Điều 4 Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính) theo mẫu quy định. Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 85/2014 / TT-BGTVT;
– 04 bộ hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới;
– Hồ sơ thông số kỹ thuật, tính năng kỹ thuật và các bộ phận, hệ thống đã sửa đổi, thay thế của xe cơ giới cải tạo (bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế);
– Bản sao một trong các giấy tờ sau (có xác nhận của cơ sở thiết kế):
+) Giấy đăng ký xe;
+) Phiếu sang tên, di chuyển (áp dụng đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển);
+) Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Hoặc đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (xe hạ tải là như thế nào, xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu mà không cần đăng ký biển số).
Bạn cần gửi hồ sơ cho Sở giao thông vận tải địa phương của bạn. Sau khi nộp hồ sơ thẩm định, nếu hồ sợ hợp lệ, theo quy định của pháp luật. Bạn sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định thiết kế.
Các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất và cấp giấy phép tân trang xe khi hồ sơ đạt yêu cầu. Thời gian xin yêu cầu hồ sơ khoảng 5 đến 7 ngày, không kể ngày nghỉ.
3/ Thi công cải tạo
Khi hồ sơ đã hoàn tất và được duyệt xong. Bạn có thể tiến hành tân trang, cải tạo lại xe để có thể hạ tải.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc cải tạo. Phải Căn cứ vào quy định tại Điều 9 Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT như sau:
+ Việc thi công và cải tạo xe phải được thực hiện tại những cơ sở có chuyên môn và thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
+ Việc thi công cải tạo phải thực hiện theo đúng bản thiết kế đã được thông qua khâu thẩm định. Đảm bảo về các yếu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
+ Xe hạ tải là như thế nào, sau khi cải tạo cần phải được kiểm tra và thông qua bởi cơ sở có chuyên môn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định của bộ GTVT
4/ Nghiệm thu xe cải tạo và kiểm định xe
Bước cuối trong thủ tục hạ tải xe tải là nghiệm thu và kiểm định xe. Theo đúng quy định của bộ GTVT (Căn cứ Điều 10 Thông tư 85/2014/TT-BGTVT)
Xe sau khi thi công, cải tạo theo thiết kế phải được Cục đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiệm thu. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định.
Thực hiện xong 4 bước như trên thì về cơ bản việc hạ tải cho xe đã hoàn tất.
Sau đó bạn có thể hoàn toàn thực hiện vận tải theo khối lượng đã hạ tải một cách chính quy.
Lưu ý, một số trường hợp đã xin hạ tải nhưng không đủ tiêu chuẩn để được duyệt. Nếu tự ý thực hiện hạ tải thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật. Do đó, các chủ xe và người điều khiển phương tiện cần phải hiểu và nắm được. Tránh trường hợp bị xử phạt không đáng có.
Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn về xe hạ tải là như thế nào và quá trình thực hiện việc hạ tải xe. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình được những kiến thức hữu ích để làm thủ tục hạ tải xe thành công!