Isuzu được lựa chọn là loại xe tải có động cơ mạnh mẽ, vận hành êm ái nhất hiện nay. Là một trong những dòng xe có bước cải tiến vượt bậc trong lĩnh vực xe tải chở hàng.  Vậy sự khác biệt của động cơ xe tải Isuzu là gì? Tại sao chúng lại có thể làm nên tiếng vang lớn ngay từ khi mới ra mắt thị trường?

Ngay sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về hệ thống động cơ hoạt động của xe tải Isuzu. Đồng thời, giúp các tài xế hiểu đúng nhất về động cơ 4JA1 TC và 4JH1. Tránh những sai lầm khi sử dụng

Động cơ ô tô là gì?

Thông số, cấu tạo của động cơ xe tải Isuzu 4ja1 tc & 4jh1

Trước hết, ta cần biết được một cách chính xác nhất về động cơ là gì? Chúng có vai trò ra sao trong hệ thống hoạt động của xe tải

Ta có thể hiểu một cách đơn giản thì động cơ ô tô là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng hoặc dầu thành động năng. Để tạo động lực và thúc đẩy cho các bộ phận khác trong hệ thống máy hoạt động.

Do đó, có thể thấy động cơ ô tô là thiết bị giúp duy trì và tạo nên các hoạt động khác cho quá trình vận hành của xe tải. Và hiện nay thì động cơ xe tải thường sẽ được chia thành 2 loại cơ bản là: Động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.

+ Các loại động cơ đốt trong có thể là loại  động cơ chạy xăng, động cơ chạy dầu diesel, động cơ turbine khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,….

+ Động cơ đốt ngoài có thể là động cơ hơi nước và động cơ stirling.

Còn đối với động cơ xe tải Isuzu thì chúng cũng được thiết kế và sản xuất dựa trên những đặc điểm cơ bản này của động cơ ô tô. Tuy nhiên, các phiên bản động cơ của Isuzu lại có sự phát triển vượt bậc nhờ công nghệ Blue Power. Một công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, được áp dụng cho những dòng xe tải mới và hiện đại nhất ngày nay

Chính vì vậy mà động cơ xe tải Isuzu có khả năng tạo nên sự khác biệt rõ rệt đối với các loại xe tải khác trên thị trường

Thông số và cấu tạo động cơ xe tải Isuzu 4ja1 tc và 4jh1

Được thiết kế và hoạt động dựa trên công nghệ Blue Power hoàn toàn mới. Nên động cơ xe tải Isuzu chắc chắn cũng sẽ có cấu tạo và thông số kỹ thuật riêng biệt so với các dòng xe tải khác.

Do đó mà có khá nhiều các tài xế thường có cái nhìn không đúng hoặc không hiểu rõ về động cơ 4JA1 TC và 4JH1 của xe tải Isuzu Blue Power.

Vậy thì ngay sau đây sẽ là cấu tạo chi tiết về động cơ xe tải Isuzu 4JA1 TC và 4JH1. Giúp cho các tài xế hiểu đúng nhất về loại động cơ hoạt động trên công nghệ Blue Power hiện đại là như thế nào

1/ Cấu tạo động cơ ô tô Isuzu 4ja1 tc và 4jh1

Về cơ bản thì động cơ xe Isuzu 4ja1 tc và 4jh1 sẽ có cấu tạo bao gồm 8 bộ phận chính. Mỗi bộ phận đều được thiết kế đạt tiêu chuẩn riêng biệt. Và đóng vai trò hỗ trợ và tác động nhau hoạt động hiệu quả. Tạo nên sự hoàn hảo và động bộ cho cơ chế hoạt động của động cơ

Và sau đây sẽ là tổng hợp đầy đủ về 28 bộ phận chính trong cấu tạo của động cơ xe tải Isuzu 4ja1 tc và 4jh1:

(1) Bánh đà(15) công tắc áp suất nhớt
(2) Ống hút(16) Ồng hồi nhiên liệu
(3) Ống EGR (Trừ Model Euro 3) hoặc bộ làm mát EGR (model Euro 3)(17) Bộ làm mát nhớy
(4) Van EGR(18) Puly quạt gió
(5) Thước thấm nhớt(19) Tấm chắn nhiệt turbocharger
(6) Lọc nhiên liệu (Trừ Model Euro 3)(20) Bộ lọc khí xả
(7) Giá đỡ lọc nhiên liệu (Trưd Model Euro 3)(21) Turbocharger
(8) Ống cao áp(22) Máy nén điều hòa nhiệt độ
(9) Bơm trợ lực lái(23) Đường hồi nhớt bơm chân không
(10) Ống hút(24) Máy phát điện
(11) Chân máy(25) Ống nước vào
(12) Vỏ bơm cao áp(26) giá đỡ máy phát điện
(13) Bơm cao áp(27) Lọc nhớt
(14) Máy khởi động(28) Ống xả

2/ Đặc điểm của các bộ phận trong động cơ 4ja1 tc và 4jh1

Để hiểu hơn về cấu tạo của động cơ xe tải Isuzu 4JA1 TC và 4JH1. Tài xế cần hiểu rõ được đặc điểm và vai trò của từng chi tiết. Để biết cách vận dụng khi cần thiết

Động cơ 4 kỳ phun trực tiếp 4JA1 TC & 4JH1 có đặc điểm là mỗi xi lạnh 2 xú páp được dẫn động nhờ trục cam đặt ở chân máy

Động cơ 4JA1 TC & 4JH1 được trang bị Turbocharger làm mát bằng nước. Có hệ thống làm át khí nạp và bộ phận làm mát van EGRR (model EURO 3)  và bơm cao áp áp suất cao

Piston tự điều tiết nhiệt có gắn thép đúc ở vấu chốt piston. Dùng để làm giảm dãn nở nhiệt và giảm tiếng gõ khi động cơ còn lạnh

Xi lanh khô mạ crom để tạo độ bền cao nhất

Trục khuỷu được xử lý bề mặt để tăng tuổi thọ. Do trục khuỷu đã được xử lý bề mặt. Nên không thể mài trục khuỷu khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng xe tải

Động cơ 4JA1 TC & 4JH1 sử dụng bơm cao áp VP44 được điều khiển hoàn toàn  bằng điện tử. Nhờ hệ thống kiểm soát động cơ

Động cơ có đặc điểm về mặt cơ khí như sau:

+ Bánh đá có làm rãnh cho cảm biến vị trí trục khuỷu

+ Trục cam được dẫn động bằng bánh răng cam

+ Bánh răng trung gian có đặc điểm dùng bánh răng phụ để giảm va đập

+ Hệ thống van tuần hoàn khí xả (EGR) có bộ làm mát (model euro 3)

+ Bơm cao áp VP44 được dẫn động bằng bánh răng

3/ Thông số kỹ thuật động cơ xe tải Isuzu

Hệ thống động cơ xe tải Isuzu 4JA1 TC & 4JH1 cơ bản sẽ có một số những thông số kỹ thuật chính như sau:

THÔNG SỐ CHUNG
Tên động cơ4JA1-TC4JH1
Loại động cơĐộng cơ diesel 4 kỳ
Số xi lanh và cách bố trí4 xi lanh thẳng hàng
Thứ tự phun1-3-4-2
Đường kính x hành trình piston (mm)93,0 x 92,095,4 x 104,9
Dung tích làm việc của xi lanh (cc)24992999
Khoảng cách tâm 2 xi lanh kế nhau (mm)106,0
Tỷ số nén18,518,3
Áp suất nén (Mpa)3,0 (200v/p)
Loại buồng đốtPhun trực tiếp / Xy lanh khô
Loại xi lanh730 ± 25700 ± 25
Tốc độ cầm chừng (v/p)830 ± 25800 ± 25
Tốc độ động cơ lớn nhất đẩy tải (v/p)4200 ± 504000 ± 50
Tốc độ động cơ lớn nhất không tải (v/p)4700 ± 504600 ± 100
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Loại bơm cao ápBOSCH VP44 (điều khiển bằng điện tử)
Loại vòi phunLoại 2 lò xò (loại lỗ)
Số lỗ phun5
Đường kính lỗ phun (mm)0,21
Áp suất mở vòi phun theo thiết kế (Mpa)19,0 (thứ nhất) 33,5 (thứ 2)19,5 (thứ nhất) 33,8 (thứ 2)
Giá trị điều chỉnh áp suất mở vòi phun (Mpa)19,5 – 20,5 (thứ nhất34,0 – 35,5 (thứ 2)20,0 – 21,0 (thứ nhất)34,3 – 35,8 (thứ 2)
Loại lọc nhiên liệuLọc giấy có bộ tách nước

Ngoài những thông số  chung cơ bản này, thì động cơ 4JA1 TC và 4JH1 cũng có sự phân loại riêng biệt cho một số thông tin khác về động cơ như sau:

+ Loại động cơ 4JA1-TC

Loại động cơ4JA1-TC
Công suất lớn nhất74 Kw/3800 rpm
Mô men kéo lớn nhất226Nm/2000rpm
Hệ thống kiểm soát khí thảiEuro 3
Bơm cao ápBosch VP44
Bộ làm mát khí thải nạpCó trang bị
Bộ lọc khí thảiCó trang bị
EGRCó trang bị
Lọc nhiên liệuGắn trên chassi

+ Loại động cơ: 4JH1

Loại động cơ4JH14JH14JH14JH14JH1
Công suất lớn nhất96Kw/3800rpm (M/T & A/T)96Kw/3800rpm (M/T & A/T)96Kw/3800rpm (M/T & A/T)96Kw/3800rpm (M/T & A/T)
Mô men kéo lớn nhất280Nm/200rpm (M/T)294Nm/2000rpm (A/T)280Nm/200rpm (M/T)294Nm/2000rpm (A/T)280Nm/200rpm (M/T)294Nm/2000rpm (A/T)280Nm/200rpm (M/T)294Nm/2000rpm (A/T)
Hệ thống kiểm síat khí thảiEuro 3Euro 2Euro 1R15-04
Bơm cao ápBosch VP44Bosch VP44Bosch VP44Bosch VP44
Bộ làm mát khí nạpCó trang bịCó trang bịCó trang bịCó trang bị
Bộ lọc khí xảCó trang bịCó trang bịCó trang bịCó trang bị
EGRCó trang bịCó trang bịCó trang bịCó trang bị
Lọc nhiên liệuGắn trên chassisGắn bên động cơGắn bên động cơGắn bên động cơ

Nguyên lý hoạt động của động cơ xe tải Isuzu

Nguyên tắc hoạt động của động cơ xe tải Isuzu dựa trên cơ chế khi sử dụng một lượng nhỏ nhiên liệu năng lượng cao như xăng (hoặc dầu diesel). Trong một không gian được khép kín nhỏ và đốt cháy. Một lượng lớn năng lượng  khi đốt cháy sẽ được sinh ra thông qua sức ép không khí giãn nở.

Động cơ đốt trong sẽ sử dụng nguyên lý đó với một chu trình khép kín. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu khi đốt cháy, nhiệt độ tăng lên làm cho khí đốt được giãn nở. Điều này tạo nên áp suất tác động lên một piston (pít-tông). Đẩy piston này di chuyển đi.

1/ Cơ chế hoạt động của động cơ 4 thì

Hầu hết tất cả các xe tải Isuzu hiện nay đều sử dụng một động cơ với chu kỳ 4 thì. Để chuyển đổi  nhiên liệu xăng thành năng lượng chuyển động. Và về cơ bản, các thì hoạt động sẽ bao gồm: nạp, nén, đốt và xả.

+ Trong kỳ thứ nhất (nạp – van nạp mở, van xả đóng): Hỗn hợp không khí và nhiên liệu sẽ được “nạp” vào cylinder. Trong khi piston đang chuyển động từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD).

+ Trong kỳ thứ hai (nén – hai van đều đóng): Trong quá trình chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Piston sẽ nén hỗn hợp khí và nhiên liệu trong cylinder.

Ở cuối kì thứ hai thì piston sẽ ở tại ĐCT. Hỗn hợp khí và nhiên liệu lúc này được đốt trong động cơ xăng. Bằng bộ phận đánh lửa, hay còn được gọi là bougie (bu-gi), trong động cơ diesel bằng cách tự bốc cháy.

+ Trong kỳ thứ ba (sinh công – các van vẫn tiếp tục được đóng): Hỗn hợp khí và nhiên liệu đã được đốt cháy. Vì nhiệt độ lúc này tăng lên đã dẫn đến áp suất của hỗn hợp khí tăng theo. Và làm cho piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Piston chuyển động tịnh tiến bằng thanh truyền đến trục khuỷu. Và khí đó được biến đổi thành chuyển động quay.

+ Trong thì thứ tư (xả – van nạp đóng, van xả mở): Piston lại chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Để đẩy khí từ trong cylinder qua ống xả và thải ra môi trường.

3/ Sự liên kết hoạt động của các thì trong động cơ

Sự chuyển động của piston tại kì thứ nhất, thứ hai và thứ bốn là nhờ vào năng lượng được tích trữ bởi bánh đà được gắn ở trục khuỷu trong kì thứ ba.

Vì thế mà một động cơ bốn kì sẽ thường có góc đánh lửa là 720 độ tính theo góc quay của trục khuỷu. Tức là khi trục khuỷu quay được 2 vòng thì mới có được một lần đánh lửa. Nếu như có thêm nhiều cylinder thì góc đánh lửa sẽ nhỏ đi. Lúc này năng lượng đốt được đưa vào nhiều hơn trong hai vòng quay của trục khuỷu. Và điều này sẽ làm cho động cơ chạy êm hơn.

Việc thay thế khí thải bằng các hỗn hợp khí mới sẽ được điều khiển bằng trục cam. Trục này được gắn liên kết với trục khuỷu, quay có giảm tốc 1:2, đóng và mở các van trên đầu cylinder của động cơ.

Thời gian trục khuỷu đóng và mở các van cần được điều chỉnh phù hợp. Sao cho các van nạp và van xả được mở cùng một lúc. Trong một thời gian ngắn khi chuyển từ kì xả sang kì nạp. Khi khí thải thoát ra với vận tốc cao sẽ giúp hút khí mới vào buồng đốt. Điều này nhằm hỗ trợ nạp khí mới vào cylinder một cách tốt hơn. Và giúp tăng áp suất đốt.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *