Kính chắn gió là một trong những bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ loại xe tải nào. Không chỉ có vai trò cản gió mà còn hỗ trợ tối đa cho các tài xế trong quá trình di chuyển. Do đó mà chúng cần được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ, thường xuyên. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp tài xế chủ quan vệ sinh sai cách dẫn đến hư hỏng và phải thay mới kính chắn gió cho xe tải . Vậy khi thay mới thì kính chắn gió xe tải giá bao nhiêu? Đặc biệt, bỏ túi ngay cách bảo vệ sinh, bảo dưỡng kính chắn gió xe tải Isuzu phù hợp và an toàn nhất
Mục Lục
Những điều cần biết về kính chắn gió xe tải isuzu
Kính chắn gió xe tải Isuzu là bộ phận được thiết kế và lắp đặt ở phần trước đầu cabin của xe. Chúng được ví như tấm “lá chắn” bảo vệ tài xế và hỗ trợ cho quá trình lưu thông được dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.
1/ Công dụng của kính chắn gió ô tô
Một trong những công dụng đầu tiên và cơ bản nhất của kính trước xe là cản giỏ, cản bụi từ bên ngoài. Giúp bảo vệ tài xế khỏi những tác động xấu từ thời tiết. Tạo điều kiện tốt nhất để tài xế điều khiển xe một cách an toàn nhất
Bên cạnh đó, kính chắn gió xe tải là loại kính trong suốt nên có thể giúp tài xế quan sát xung quanh và nhìn được gương chiếu hậu xe tải. Nhằm đảm bảo cho quá trình lưu thông được thuận tiện nhất
Đặc biệt hơn, kính chắn gió xe tải Isuzu có chức năng cản gió phía trước khi xe tăng tốc hoặc đi trong điều kiện không thuận lợi. Giúp cho tài xế và người ngồi trong xe cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, kính chắn gió còn có khả năng làm tăng thêm phần cứng cáp. Tạo độ bền vững, mạnh mẽ và cahức chắn hơn cho xe. Mang lại tính thẩm mỹ cao.
Hơn nữa, kính chắn gió còn có nhiệm vụ bảo vệ và chống đỡ cho vòm xe. Khung xe trở nên chắc chắn hơn nhờ một phần độ cứng và sức chịu đựng của kính chắn gió. Tránh được một sự sụp đổ khi xe lật hoặc lăn nhiều vòng.
2/ Chất liệu và cấu tạo kính chắn gió xe tải Isuzu
Kính chắn gió xe tải Isuzu là loại kính cường lực chuyên biệt. Được cấu tạo bởi 3 lớp: Ở giữa hai lớp kính là một lớp nhựa Polyvinyl butyral (PVB). Có khả năng chịu lực ép từ con lăn có áp lực rất lớn, sau đó được nung nóng. Kèm với đó là tác động của áp suất và nhiệt về mặt hóa học sẽ tạo liên kết hydro giữa PVB và kính.
Lớp vỏ PVB ở giữa có vai trò quan trọng để chịu đựng và hấp thụ lực những va chạm mạnh. Đây cũng là nguyên lý để có thể thiết kế những tấm kính dày nhiều lớp. Bên cạnh đó, kính chắn gió cũng làm giảm đến 95% tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời.
Kính còn có khả năng chịu nhiệt cao, kính cường lực ô tô có sức chịu nhiệt đáng kinh ngạc có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ đến 2000C mà không bị biến dạng.
Ngoài ra, kính có độ bền rất cao bởi kính chắn gió xe tải Isuzu được tạo thêm một lớp phản quang. Nhằm tránh cho kính bị vỡ vụn, tạo các liên kết của kính thêm chắc chắn..
Một số sự cố thường gặp với kính chắn gió
Là một trong những bộ phận chịu tác động trực tiếp của những yếu tố xấu bên ngoài. Nên nếu như các tài xế không biết cách bảo vệ kính chắn gió một cách phù hợp. Thì việc hư hỏng và xuống cấp là điều khó tránh khỏi. Và sau đây sẽ là một số những sự cố thường gặp nhất đối với kính chắn gió xe tải.
1/ Kính chắn gió ô tô bị xước
Việc sử dụng gạt nước khi bề mặt kính chắn gió khô và có nhiều bụi bẩn, đặc biệt là những hạt sạn. Mà tài xế sử dụng cần gạt nước trong điều kiện không đủ độ ẩm như vậy. Sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bề mặt kính bị trầy xước
Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo kéo sẽ không chỉ gây mất đi tính thẩm mỹ. Mà còn có thể sẽ gây mất tập trung và cản trở tầm nhìn của tài xế khi lưu thông
2/ Kính chắn gió ô tô bị nứt
Các nết nứt trên kính chắn gió sẽ là tình trạng tệ và nguy hiểm hơn rất nhiều so với các vết trầy xước. Bởi vết kính nứt có thể được gây ra bởi các lực tác động tương đối mạnh.
Và nếu để lâu mà không có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Thì rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng các vết nứt lớn hơn và kính dễ bị vỡ khi đang làm nhiệm vụ cản gió
Kính chắn gió xe tải giá bao nhiêu
Và trong quá trình sử dụng thì việc kính chắn gió gặp phải những sự cố như vậy là điều khó tránh khỏi. Và khi gặp những hiện tượng này thì ta có khá nhiều cách để khắc phục khi sự cố chưa quá nguy hiểm
Tuy nhiên, sẽ tùy theo định kỳ hoặc tuổi thọ của kính chắn gió. Mà khi gặp tình trạng này thì ta cần có giải pháp xử lý phù hợp. Trong đó, việc thay kính chắn gió xe tải có thể sẽ là điều mà nhiều tài xế nghĩ tới
Vậy trong trường hợp cần phải thay mới thì kính chắn gió xe tải giá bao nhiêu? Đây chắc chắn là vấn đề được khá nhiều các tài xế quan tâm hiện nay
Bởi các dòng xe tải Isuzu hiện nay được sản xuất với khá nhiều các kích thước, tải trọng và mẫu mã khác nhau. Do đó mà giá kính chắn gió cho xe cũng sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng loại tương ứng.
Và để trả lời được cho câu hỏi: Kính chắn gió xe tải giá bao nhiêu? Thì bạn nên xem chi tiết tại Bảng giá phụ tùng xe tải Isuzu. Bởi đây là báo giá mới, chính xác và đầy đủ nhất cho các loại phụ tùng xe tải chính hãng. Trong đó có giá kính chắn gió xe tải cụ thể cho từng loại
Cách thay kính chắn gió ô tô tải Isuzu
Sau đây sẽ là cách thay kính chắn gió ô tô, xe tải Isuzu nhanh chóng, đơn giản và đúng quy trình nhất mà các tài xế nên biết:
Bước 1: Tháo bỏ kính chắn gió cũ
Để tháo kính chắn gió cũ, dùng một sợi dây cáp để xỏ qua lớp keo cũ. Sau đó cắt bỏ lớp keo này. Sau khi cắt bỏ lớp keo cũ thì kín sẽ được tháo ra
Bước 2: Vệ sinh bề mặt phần keo cũ và phủ keo mới
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gọt hết lớp keo cũ để làm cho bề mặt dán keo phẳng đều. Đồng thời, làm sạch các mạt vụn để lớp dán keo được sạch sẽ. Điều này cũng khiến cho kính mới sau khi dán sẽ được chắn chắn hơn.
Khi lớp keo cũ được làm sạch, bề mặt được phẳng đều. Thì tiến hành bôi lớp keo mới. Lớp keo mới cũng đòi hỏi phải được bôi đều nhau để dán kính mới.
Bước 3: Lắp kính mới
Khi keo đã được bôi đủ vào khung lắp kính thì đặt kính cân bằng vào khung. Khi kính đã được căn chỉnh cân bằng thì ấn nhẹ kính xuống cho bám keo.
Nếu có keo thừa thì cần phải loại bỏ lớp keo thừa sau khi lắp kính. Để kính được định vị trong thời gian keo chưa khô có thể dùng băng dính để cố định kính lại.
Các bước thực hiện này khi hoàn thành sẽ cần phải chờ một khoảng thời gian. Để keo khô hẳn rồi mới có thể di chuyển để đảm bảo an toàn.