Thắng xe tải là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Đối với việc điều chỉnh tốc độ và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình lưu thông. Do đó mà bộ phận thắng dầu xe tải sẽ yêu cầu được đảm bảo về quy trình bảo dưỡng đúng cách và phù hợp. Nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tối ưu và yên tâm nhất cho tài xế khi điều khiển
Vậy cụ thể thì cách bảo dưỡng thắng dầu xe tải như thế nào là đạt chuẩn? Đồng thời, nắm rõ ngay cách thay dầu thắng xe tải Isuzu chính xác. Nhằm tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra với hệ thống phanh khi đang lưu thông
Mục Lục
Tìm hiểu chung về thắng dầu xe tải Isuzu
Hiện nay, có nhiều dòng xe ô tô tải trên thị trường được trang bị kết cấu thắng dầu xe tải. Hay còn được gọi là phanh dầu xe tải hoặc là hệ thống phanh thủy lực. Chúng có vai trò điều chỉnh giảm tốc độ của xe hoặc dừng hẳn khi cần thiết. Giữ an toàn phù hợp cho trong quá trình chạy xe trên đường
Và để hiểu rõ được cơ chế hoạt động của thắng dầu xe tải. Đặc biệt là biết cách tự khắc phục những sự cố liên quan khi đang trong quá trình lưu thông để đảm bảo an toàn. Thì các tài xế cần nắm rõ được những đặc điểm và cấu tạo cơ bản nhất của hệ thống phanh dầu xe tải
1/ Cấu tạo thắng dầu xe tải
Để đảm bảo an toàn cho nguyên lý hoạt động được hiệu quả và tối ưu nhất. Thì kết cấu thắng dần xe tải sẽ có cấu tạo gồm phanh guốc và được dẫn động bằng chất lỏng (hay chính là dầu phanh)
Trong đó, để tăng cường hiệu quả ở phanh trước do mô men phanh sinh ra lớn. Nên phanh trước được thiết kế theo kiểu cơ cấu phanh có 2 xy lanh làm việc riêng rẽ ở hai bên guốc phanh. Bố trí như vậy sẽ giúp tăng hiệu quả khi xe tải chạy tiến. Nhưng khi xe lùi thì hiệu quả phanh sẽ không đạt tối đa. Do đó, kết cấu này người ta thường ưu tiên sử dụng cho dòng xe tải 1 tấn nhỏ và vừa
Còn với kết cấu thắng sau xe thì do không có yêu cầu gì đặc biệt. Nên thường được thiết kế theo kiểu cơ bản, thường dùng. Đó là cơ cấu phanh có 2 guốc phanh. Hoạt động quay quanh chốt lệch tâm. Và đặc đối xứng với 2 xy lanh làm việc. Để đảm bảo độ mòn đồng đều ở 2 má phanh thì má phanh của guốc phanh tự siết thường được làm dài hơn
Và đối với cấu tạo thắng dầu xe tải thì chắc chắn hệ dẫn động sẽ được sử dụng chất lỏng hoạt động là dầu phanh. Giúp đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho hệ thống hoạt động của thắng dầu xe tải
2/ Nguyên lý hoạt động của thắng dầu xe tải
Khi tài xế đạp vào bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy sẽ làm cho pít tông chuyển động nén lò xo. Và đầu trong xi lanh chính sẽ giúp làm tăng áp suất dầu phanh. Từ đó đẩy dầu trong xi lanh chính đến các đường ống dẫn dầu và xi lanh của bánh xe.
Dầu trong xi lanh bánh xe tiếp tục đẩy các pít tông và guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống. Để tạo nên lực ma sát. Làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu người lái.
Còn khi người lái nhấc chân ra khỏi bàn đạp phanh. Áp suất trong hệ thống phanh sẽ giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo các guốc phanh. Khi đó, má phanh sẽ rời khỏi tang trống. Còn lò xo guốc phanh hồi vị kéo hai pít tông của xi lanh bánh xe về gần nhau. Đồng thời đẩy dầu hồi theo ống dẫn trở về xi lanh chính và bình dầu.
Khi nào cần thay dầu thắng xe tải
Dầu thắng xe tải được coi là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực xe tải. Bởi dầu phanh đóng vai trò quyết định cho sự vận hành an toàn của xe. Không giống với các với các loại dầu nhớt xe tải bôi trơn dùng cho việc giảm thiểu ma sát, làm mát ổ trục máy, bao kín các khe hở của piston, xilanh,… Mà dầu thắng sẽ đảm nhiệm vai trò truyền lực là chủ yếu.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều các tài xế chủ quan mà không chú ý đến việc kiểm tra dầu cho hệ thống phanh xe tải. Điều này sẽ khiến cho dầu thắng sẽ bị, ẩm chứa nhiều nước và biến chất. Và có thể dễ dàng sôi ở nhiệt độ cao trong hệ thống phanh. Và điều này là vô cùng nguy hiểm
Nếu như càng để lâu, dầu sẽ càng dễ hấp thụ nhiều nước. Làm tăng lượng hơi nước và giảm áp suất trong hệ thống. Khi lượng hơi nước đã quá nhiều sẽ làm cho hệ thống phanh không tạo đủ áp suất để đẩy các pít tông con. Khi đó, tình trạng mất phanh sẽ rất dễ xảy ra và tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào
Chính vì vậy, việc kiểm tra và theo dõi hệ thống dầu thắng xe tải là điều nhất định các tài xế cần đặc biệt quan tâm. Và theo khuyến cáo, xe tải nên được thay dầu thắng mỗi 20.000 dặm (32.187 km) hoặc hai năm 1 lần. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống phải được hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất khi lưu thông
Cách thay dầu thắng xe tải đúng chuẩn
Các bước quy trình thay dầu thắng xe tải được tiến hành một cách đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Nới lỏng các bu-lông bảo vệ van xả.
Bước 2: Hút dầu trong ống dẫn phanh. Bằng cách lấy một đoạn ống nhựa trong suốt và đẩy một đầu của ống qua bu-lông xả phanh ở phía sau bên phải của xe. Đầu còn lại của ống cho vào một chai nhỏ, trong suốt và có chứa dầu phanh sạch trong đó. Điều này sẽ giúp ngăn không cho không khí bị hút ngược vào xi lanh phanh hoặc caliper.
Bước 3: (Có thể không bắt buộc thực hiện bước làm này) Đặt một miếng gỗ nhỏ hoặc vật liệu tương tự dưới bàn đạp phanh. Để ngăn bàn đạp sẽ bị bật quá xa khi áp suất được giải phóng.
Bước 4: Mở nắp và đổ đầy bình chứa xy lanh chính bằng dầu phanh mới. Cho đến vạch được đánh dấu ở bên ngoài đường ống (gần tới vạch Full) thì dừng lại. Sau đó hãy đậy nắp bình chứa lại ngay lập tức
Bước 5: Nhờ người khác giúp để vào trong xe và nhấn bàn đạp phanh. Tiếp theo, người trợ giúp sẽ giữ chân trên bàn đạp phanh với cùng một lực ổn định.
Lúc đó, bạn siết rồi nới bu-lông xả một phần tư vòng. Điều này sẽ giúp giải phóng lượng chất lỏng cũ, bị ô nhiễm còn sót lại. Mở chốt dầu rồi đạp bàn đạp phanh sau đó lại siết rồi nới. Quá trình này được lặp lại cho đến khi có dòng dầu mới trào ra thì dừng lại.
Bước 6: Lặp lại như vậy cho ba bánh xe còn lại. Thêm dầu mới vào cho đến khi có dầu phanh sạch chảy ra.
Bước 7: Kiểm tra lại xem dầu đã vào đủ chưa, có hoạt động ổn không. Bằng cách cho xe chạy chậm trên đoạn đường vắng. Nhấp nhả bàn đạp phanh cẩn thận. Và quan sát xem dầu có bị rò rỉ hay không. Đồng thời kiểm tra xem phanh có ăn khi đạp hay không
Như vậy, trên đây là những kiến thức nhất định các tài xế nên biết về hệ thống thắng dầu xe tải. Hãy nhanh chóng ghi nhớ và bỏ túi ngay cho mình những kinh nghiệm này. Đảm bảo sẽ giúp ích cho bạn khi bạn không ngờ đến nhất