Kính ô tô bị ố mốc lâu ngày sẽ làm giảm đi độ trong suốt của kính. Điều này không chỉ gây cảm giác bẩn làm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Mà quan trọng hơn là đó là cản trở tầm nhìn, nhất là đối với người lái xe khi quan sát qua kính chắn gió phía trước. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu như lái xe trong điều kiện thiếu sáng, chói sáng hay trời mưa bão.

Do đó, vệ sinh kính ô tô bị ố là điều rất cần thiết. Bạn cần chú ý làm sạch, tẩy cặn canxi trên kính xe định kỳ. Bởi vết bẩn, vết cặn canxi càng bám lâu trên kính sẽ càng khó vệ sinh mà còn tổn hại đến mặt kính.

Nguyên nhân gây ố vàng kính ô tô

Cách đánh bay vết ố vàng trên kính xe ô tô đảm bảo an toàn khi lái xe

Kính xe ô tô sử dụng lâu ngày sẽ dễ xảy ra tình trạng kính ô tô bị ố vàng, ố mốc. Trong đó phổ biến nhất là kính bị bám các vết cặn canxi lốm đốm có viền trắng trong giống như vảy cá. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì nước đọng trên kính xe lâu ngày xảy ra kết tủa tạo thành các chất cặn canxi bám lại trên kính.

Nước đọng lại có thể do nước mưa hoặc nước ô nhiễm từ dưới mặt đường văng lên. Mà không được làm sạch ngay. Một số trường hợp thực hiện rửa xe bằng nước giếng khoan, rửa xe bằng hoá chất không đúng tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng kính xe ô tô bị ố.

Bên cạnh đó còn có tình trạng thường gặp khác là kính bị các vết váng bảy màu. Lý do hình thành các vết này chủ yếu là vì kính bị bám bụi đường dầu mỡ ô nhiễm. Hoặc bạn sử dụng hoá chất vệ sinh không đạt chuẩn hay vệ sinh sai cách.

Cách làm sạch tẩy cặn kính ô tô bị ố

Đối với các vết ố, mốc, nhất là các vết cặn canxi trên kính nếu như chỉ dùng khăn lau thông thường sẽ rất khó để có thể tẩy sạch. Bạn có thể áp dụng các cách làm sạch tẩy kính ô tô bị ố sau đây:

Sử dụng chanh

Theo một số mẹo tẩy ố vàng kính xe, bạn có thể dùng chanh. Bạn cắt vài lát chanh mỏng và chà trực tiếp lên kính hoặc sử dụng nước cốt chanh thoa đều lên mặt kính. Sau đó bạn dùng nước rửa lại và dùng khăn lau khô.

Tuy nhiên cách này chỉ có thể làm sạch với các vết bẩn hoặc vết cặn canxi mới. Với các vết ố cứng đầu thì việc sử dụng chanh khó sạch hoàn toàn. Mặt khác kính ô tô có diện tích lớn, gồm cả hệ thống kính lái, kính cửa và kính sau, nên việc dùng chanh là khá hạn chế. Nếu làm sạch tất cả kính xe sẽ khá vất vả.

Sử dụng chất tẩy bồn cầu

Các chất tẩy bồn cầu như Vim, Duck, Gift… cũng có khả năng tẩy kính chắn gió ô tô bị ố hiệu quả, thậm chí rất sạch. Đây là một trong những cách tẩy kính ô tô bị ố được nhiều người sử dụng. Bởi sự tiện lợi vì hầu như bất kỳ nhà nào cũng có sẳn chất tẩy bồn cầu này.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, chất tẩy bồn cầu được sản xuất cho mục đích tẩy rửa bồn cầu, mà ở đây bề mặt sử dụng chủ yếu đó là men sứ. Và để có được khả năng tẩy rửa cao, hàm lượng chất tẩy trong các dung dịch tẩy rửa bồn cầu rất mạnh đi đôi với độ ăn mòn cao.

Vì thế nếu như bạn sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu để tẩy cặn canxi trên vách kính, kính lái thường xuyên thì kính xe sẽ rất dễ bị ăn mòn. Gây ảnh hưởng đến bề mặt kính. Dù sao chất tẩy bồn cầu không phải là dung dịch chuyên dụng để tẩy kính ô tô bị ố. Do đó bạn chỉ nên sử dụng chất tẩy bồn cầu để tẩy ố kính oto trong trường hợp cần vệ sinh gấp. Không nên mặc nhiên sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu như một cách tẩy kính oto bị ố chính và cũng không nên sử dụng thường xuyên.

Sử dụng chất tẩy ố, tẩy cặn kính xe chuyên dụng

Trong các cách tẩy vết ố trên kính, sử dụng dung dịch tẩy ố kính chuyên dụng được đánh giá là hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất. Cũng như chất tẩy rửa bồn cầu, dung dịch tẩy ố kính ô tô cũng chứa hàm lượng chất tẩy nhưng ở mức nhẹ hơn. Nên không gây ảnh hưởng ăn mòn kính. Mặt khác, thay vì tập trung tẩy các vết bẩn chứa lượng lớn vi khuẩn như ở chất tẩy bồn cầu thì chất tẩy kính ô tô bị ố xe sẽ tập trung tẩy cặn canxi. Tẩy các vết ố mốc, vết đốm bảy màu… do nước mưa, nước bẩn hoặc dầu mỡ gây ra.

Trong tất cả cách xử lý kính ố mốc trên. Việc sử dụng dung dịch tẩy ố mốc kính chuyên dụng được xem là cách tốt nhất. Bạn không mất nhiều thời gian hay công sức cũng lại có thể tẩy sạch kính xe nhanh chóng.

Hướng dẫn sử dụng chất tẩy rửa 

Các bước tẩy kính ô tô bị ố đúng cách:

Bước 1: Bạn lắc mạnh chai xịt tẩy kính ô tô để tạo bọt bên trong.

Bước 2: Phun một lượng vừa đủ vào bề mặt kính.

Bước 3: Đợi khoảng tầm 10 – 15 phút để chất tẩy có thời gian tẩy sạch các vết ố mốc. Trong thời gian này, với các vết ố cứng đầu bạn có thể dùng khăn mềm chuyên dụng hoặc mút chống xước kính để lau mạnh, giúp vết bẩn, cặn canxi bong tróc nhanh hơn.

Bước 4: Dùng khăn mềm chuyên dụng lau sạch đến khi hết bọt trên kính xe.

Lưu ý khi tẩy vết ố mốc kính xe

Khi tẩy kính ô tô bị ố bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không sử dụng chất tẩy cặn kính xe để vệ sinh bề mặt sơn xe hoặc để chất tẩy rửa này dính vào sơn xe. Bởi chất tẩy này có thể khiến bạc màu sơn, ăn mòn lớp sơn xe. Trong trường hợp vô ý chất tẩy dính vào sơn xe bạn cần lau sạch ngay, tốt nhất nên dùng nước rửa nhiều lần.

– Tất cả các loại dung dịch tẩy ố kính xe từ nước tẩy đến chai xịt dạng bọt đều không nên sử dụng cho những loại kính đã phủ lớp bảo vệ, kính phủ màu hay phủ kính tráng gương. Bởi chất tẩy ố mốc này có thể gây hại, ăn mòn làm biến chất các lớp bảo vệ, lớp phủ màu hoặc lớp tráng gương này.

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại chất tẩy ố kính, tẩy cặn canxi kính ô tô.

– Nên sử dụng khăn lau chống xước để làm sạch kính xe. Không sử dụng các loại khăn lau hay vải thông thường. Bởi sợi vải có thể gây ra các vết xước nhỏ trên kính mà mắt thường không nhìn thấy được. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ làm trầy, mờ kính, để khắc phục phải đánh bóng kính xe ô tô.

– Nếu tình trạng kính bị ố, mốc hay mờ đục quá nghiêm trọng. Các cách làm sạch kính ô tô trên khó thể xử lý triệt để. Bạn nên đưa xe đến những ga ra chuyên làm sạch và đánh bóng kính. Như tại Hoàng Gia Phát sẽ có các quy trình chuyên nghiệp để xử lý vết mốc, đánh bóng xoá xước kính xe, phục hồi độ trong suốt và sáng bóng của kính.

Để tránh kính xe ô tô bám bẩn, đọng cặn canxi lâu ngày. Bạn nên xịt rửa xe nếu như sau khi đi trời mưa về. Ngoài ra có thể tăng cường bảo vệ kính ô tô bằng việc phủ na nô kính lái và để bảo vệ mặt kính, tạo lớp màng chống bám nước trên kính xe.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *